Hội Yêu Thú Cưng
Bỏ túi kinh nghiệm nuôi chó cảnh cho người mới bắt đầu - Louis For Pet
Nuôi chó không phải chỉ ra cửa hàng hay là mua về là xong, chúng ta nên có đôi điều chuẩn bị để việc chăm sóc em cún không quá khó khăn. Dưới đây là kinh nghiệm mà Louis For Pet chia sẻ cho mọi người biết về việc nuôi chó.
1.Tìm hiểu địa chỉ mua chó tin cậy
Nên mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Đó là những bé nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có “sổ sức khoẻ” đi kèm dán tem các loại vaxin đã tiêm phòng cho chó và ngày tẩy giun cho chó định kỳ.
Chó con dưới 2 tháng tuổi vẫn phụ thuộc nhiều vào mẹ. Nếu tách đàn quá sớm sẽ rất khó để chăm sóc chúng. Bạn nên mua chó con trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn và hoạt bát. Chó con ở độ tuổi này sẽ dễ nuôi và ổn định hơn.
Hiện nay có nhiều trại chó cảnh Husky, Bull Pháp, Rottweiler, Poodle, Alaska, Phốc sóc, Becgie… uy tín. Bạn có thể tham khảo trên website hoặc nhờ những người có kinh nghiệm nuôi chó để nhờ họ kiểm tra giúp.
2.Trước khi chó khi mới về nhà
Bạn nên kiểm tra về sức khỏe của chó để đảm bảo sẽ không có các bệnh nguy hiểm và tốt nhất nên đi khám thú ý trước khi về nhà.
Tiếp đó bạn cần chuẩn bị chỗ ở cho cún cần thoáng mát, ấm, có đủ không khí. Không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị nhiễm lạnh, ho. Tránh để chó cún ở vị trí cao như cửa sổ, ban công, cầu thang…
Khi chó mới về nhà
Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay. Nếu thấy cún hôi có thể tắm khô. Nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những đêm đầu tiên xa mẹ, xa chủ cũ chó con có thể kêu sủa. Bạn hãy âu yếm vuốt ve để cún con yên tâm trong vòng tay bạn.
Khẩu phần cũng như dinh dưỡng cho chó
Cách chăm sóc chó tốt nhất là không nhất thiết phải cho chúng đồ ăn ngon. Đủ chất và đủ dinh dưỡng là được. Tuyệt đối không cho chó ăn socola. Socola rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho chó. Hạn chế không cho ăn kẹo, bánh đồ ngọt. Nếu chúng có hứng thú với đồ ăn vặt, bạn nên mua bánh thưởng cho chúng thưởng thức. Chó rất thích gặm xương. Tuy nhiên xương gà, vịt.. vụn xương có thể làm rách ruột, dạ dày. Nếu cho chó ăn cá thì phải gỡ sạch sẽ xương ra tránh bị hóc.
Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Bao gồm Protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin. Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa cho chó con, cá tanh, mỡ, ăn quá mặn. Đặc biệt không cho chó ăn phổi, gan bò lợn vì gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ. Có thể bổ sung dầu cá hồi Louis For Pet để kích thích cún ăn ngon hơn.
Cho cún con ăn khoảng 3 – 4 bữa ngày. Chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn. Nước uống sạch và luôn đầy đủ. Dụng cụ cho ăn như bát, đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo. Khẩu phần ăn như sau:
- Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 5 giờ.
- Từ 2 – 4 tháng: cho ăn 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
- Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ngày.
- Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ngày.
- Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ngày như đối với chó lớn.
Chó con rất thích gặm, mài răng, rất hay cắn nát giày dép… không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn rầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn hoặc uống sữa. Nên mời bác sĩ thú y tới để kiểm tra.
Xem thêm bài viết : Cách thông tắc tia sữa
3.Cách chăm sóc lông cho chó
Tắm thường xuyên với sữa tắm dành riêng cho chó như các dòng sản phẩm của Louis For Pet. Đừng quên chải lông thường xuyên cho chó để phòng trừ ký sinh trùng bán trên da và lông. Ve, rận, bọ chét chó mèo có thể bám lên ra hút máu và làm tổn thương da của cún cưng. Tình trạng chó bị rụng lông cũng nhiều hơn bình thường.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó và cách chăm sóc lông cho thú cưng, có thể sử dụng các dịch vụ spa tắm và cắt tỉa lông chó. Đặc biệt là chó con mới nuôi. Sau khi chó con cứng cáp bạn có thể tự tắm cho cún ngay tại nhà.
4.Tiêm phòng cho chó
Nếu như vật cưng của bạn hay ra ngoài chơi, chúng có thể tiếp xúc với rất nhiều vi rút và dịch bệnh ở ngoài. Nếu bạn không đưa thú cưng đi tiêm phòng ngay từ khi còn nhỏ, chúng sẽ có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ bệnh đường ruột, hô hấp, dại, Carre, Parvo.
Khi mắc bệnh rồi, chi phí chữa bệnh rất tốn kém mà chưa chắc chó mèo cưng của bạn có thể qua khỏi. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là tiêm phòng cho chó trước khi mắc bệnh. Bạn có thể đưa vật nuôi tới bệnh viện hoặc trong các đợt tiêm phòng do địa phương nơi bạn cư trú phát động.
5.Hãy là một người mua hàng sáng suốt
Bạn cũng có thể tham khảo qua mạng để có thể so sánh những mức giá các sản phẩm cho chó. Tuy nhiên, không phải cứ rẻ là tiết kiệm là tốt. Vì đồ rẻ thì nhanh hỏng, tính ra lại là lãng phí. Khi mua hàng bạn cũng cần xét trên chi phí giao. Vấn đề bạn cần để ý nhất vẫn là giá cả đi đôi với chất lượng. Không vì ham rẻ mà mua đồ giả, đồ kém chất lượng.
Như vậy, với những kinh nghiệm nuôi chó này Louis hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn khi nuôi chó. Chúc bạn và cún yêu luôn vui vẻ nhé!
Ngoài ra chúng tôi cung cấp : dịch vụ thông tắc tia sữa